Tìm hiểu các loại máy mô phỏng bay

Huấn luyện phi công thông qua buồng lái mô phỏng trở thành vấn đề tối quan trọng với không quân các nước, giúp tránh rủi ro về người và của trong quá trình đào tạo.


Hệ thống huấn luyện điện tử Viper XL F-16C mới nhất với các thiết bị, màn hình tinh vi.

Để tin tưởng giao diều khiển những chiếc máy bay quân sự và thương mại trị giá hàng trăm triệu USD, các phi công phải được huấn luyện một cách bài bản. Trong đó, ở những bước đầu tiên, họ phải làm việc với các buồng lái mô phỏng.

Có lực lượng không quân hùng hậu nhất thế giới, đồng thời có những phi công dạn dày kinh nghiệm, Không quân Mỹ thường tổ chức những khóa huấn luyện mô phỏng bay, giúp phi công rèn luyện những kỹ năng cần thiết. Nhờ vậy, công nghệ mô phỏng bay của Mỹ tiếp tục được nâng cao và phát triển.

Không quân Mỹ thường sử dụng ghế phóng ACESII, tay điều khiển Cougar HOTAS… cho các buổi huấn luyện như vậy.

Những bài luyện tập hiển thị trên màn hình 50 inch. Phi công thực tập có thể tương tác với các module huấn luyện qua tay điều khiển và các bảng giao diện 3D, được thiết kế tương tự như những màn hình LCD trong máy bay chiến đấu thật.

Buồng lái có thể được cấu hình lại giống như của F-16, F-22 và nhiều biến thể của F-35, có thể lắp đặt ở bất cứ cơ sở nào một cách dễ dàng.

CAE 7000

Đối với phi công lái máy bay dân dụng, thương mại, có nhiều loại máy mô phỏng có khả năng tái tạo nhiều tình huống cụ thể có thể gặp phải trong chuyến bay. Phổ biến nhất là Máy mô phỏng chuyến bay toàn diện CAE 7000, được nhiều quốc gia sử dụng.

Phát triển cho các dòng máy bay hiện đại với thân máy rộng, CAE 7000 giúp huấn luyện phi công của các mẫu A330, A340, A380 của Airbus hay Boeing 747, 777, 787, thậm chí cả máy bay phản lực, gồm cả Embraer 190.

Máy mô phỏng CAE tropos.

Buồng lái mô phỏng sử dụng máy chiếu tinh thể lỏng trên silicon (LcoS) và các đơn vị cử lý đồ họa (GPU) CAE Tropos-6000 để tạo ra khung cảnh như thật. Khả năng của nó là tạo mây 3D, bão, tuyết hay các điều kiện thời tiết khác nhau, dựa vào dữ liệu thu được từ 250 sân bay trên khắp thế giới.

Điểm đặc biệt, CAE Tropos là máy tạo ảnh duy nhất hiện nay có khả năng tạo ánh sáng đường băng tương đương cấp độ chứng chỉ D của Cục hàng không Liên bang Mỹ.

Một chức năng “đáng nể” của CAE 7000 là Hệ thống chuyển động điện thực tế, sử dụng thiết bị truyền động điện để mô phỏng các chuyển động của máy bay, thay vì sử dụng bơm thủy lực thông thường.

Model 7000 của buồng lái mô phỏng sử dụng chuyển động điện giúp giảm nhu cầu về bảo trì và chi phí hoạt động cũng như tiết kiệm năng lượng. Một lợi ích khác của hệ thống chuyển động điện là tăng sự thân thiện với môi trường cho phi công khi so sánh với phương pháp thủy lực và điện - thủy lực.

Desdemona

Desdemona là máy mô phỏng tiên tiến, hiện đại nhất thế giới. Thiết kế gốc của Desdemona là huấn luyện trường hợp mất định hướng không gian cho phi công của Không lực hoàng gia Hà Lan hay đào tạo bay quân sự cao cấp.

Máy mô phỏng còn được sử dụng trong nhiều mục đích nghiên cứu, phát triển, bao gồm cả triển vọng di chuyển của nhân loại. Điều tự hào của Desdemona là một module mô phỏng buồng lái của F-16 và Eurofighter Typhoon. Với thiết kế dạng 6 chân đế với hệ thống khớp quay vạn năng theo mọi góc, trục, máy mô phỏng có thể tạo ra những chuyển động độc nhất.

Một yếu tố khác giúp Desdemona hoàn hảo là sử dụng thuật toán chuyển động hợp lý với cơ sở dữ liệu về khả năng chuyển động của con người. Điều này giúp cho phi công đối mặt tối đa các hoàn cảnh bay trên thực tế, vì bản chất của chuyển động máy bay quân sự là không thể dự đoán.

Máy mô phỏng Desdemona giúp phi công tránh được tình trạng “ốm” do môi trường mô phỏng đem lại. Nó có thể tạo ra lực hút Trái đất theo các mức khác nhau (tối đa là 3 lần trọng lực). Điều này giúp phi công có những “kinh nghiệm” bay siêu thực hơn.

Copyright 2011 Mô phỏng Việt Nam - Tìm hiểu các loại máy mô phỏng bay. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Mô phỏng Việt Nam
Template Joomla 1.7 by Wordpress themes free